Tư vấn thông tin bất động sản
ĐT: (84-08) 38294484
  
 
 
Tư vấn kỹ thuật
ĐT: (84-08) 38229741
   Giá vàng
   Tỉ giá ngoại tệ
   Chứng khoán
Tin thị trường bất động sản
Điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2025
Ngày 6/1/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 24/QĐ-TTg, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

Điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2025

 
Điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2025
 

Ngày 6/1, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 24/QĐ-TTg, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

Dự báo đến năm 2025, dân số của thành phố khoảng 10 triệu người (trong đó, dân số các quận nội thành khoảng 7 đến 7,4 triệu người); khách vãng lai và tạm trú (dưới 6 tháng) khoảng 2,5 triệu người; diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 100.000ha.

Quyết định nêu rõ, về tính chất, Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế; trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực và Đông Nam Á.

Phạm vi nghiên cứu quy hoạch gồm 8 tỉnh, thành phố trong Vùng Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là toàn bộ ranh giới hành chính Thành phố Hồ Chí Minh và 7 tỉnh xung quanh gồm Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang với diện tích 30.404km2 .

Theo quy hoạch, bán kính khu vực nội thành của thành phố là 15km. Với diện tích này, Thành phố Hồ Chí Minh có khu vực nội thị rất lớn, phát triển theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực nội thành cũ và các trung tâm cấp thành phố tại 4 hướng phát triển.

Nhưng tuyệt đối không phát triển đô thị vùng bảo tồn nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ và các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn các huyện Bình Chánh, Củ Chi.

Vùng phát triển thành phố sẽ gồm 13 quận nội thành hiện hữu và 6 quận mới, thị trấn thuộc huyện, các đô thị phát triển. Tổng diện tích khu này khoảng 49.400ha với quy mô số dân năm 2025 là 7,4 triệu người.

Khu nội thành cũ có trung tâm tổng hợp chính nằm trên địa bàn các quận 1, 3, một phần quận 4, Bình Thạnh với chức năng hành chính, văn hóa, lịch sử, du lịch và dịch vụ đa ngành có quy mô 930ha.

Tại khu vực gồm 6 quận mới sẽ đầu tư xây dựng các đô thị có quy mô hiện đại, đồng bộ về hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị. Trong khu vực này cũng sẽ tiến hành xây dựng các bãi đỗ xe ngầm hiện đại phục vụ nhu cầu dân sinh.

Bên cạnh đó, hình thành khu đô thị khoa học-công nghệ có diện tích khoảng 800ha tại quận Thủ Đức và quận 9. Như vậy, vùng công nghiệp sẽ phát triển ở các quận mới và ở tại 4 huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè và Bình Chánh.

Quy hoạch cũng tính đến việc bảo vệ quỹ đất của vùng nông nghiệp với quy mô khoảng 43.600ha thuộc các huyện ngoại thành để hình thành 3 tuyến vành đai sinh thái với không gian xanh. Hạn chế đến mức thấp nhất phát triển đô thị trong các khu vực nông-lâm nghiệp có chức năng kết hợp làm vành đai sinh thái này. Đồng thời, cấm xây dựng trong khu vực hành lang bảo vệ dọc 3 sông Đồng Nai, Sài Gòn và Nhà Bè.

Ngoài việc cải tạo, nâng các tuyến giao thông đường bộ đối ngoại, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cải tạo một số tuyến đường sắt và tiến hành xây dựng mới đoạn đường sắt trên cao; xây mới tuyến đường sắt chuyên dụng từ đường sắt quốc gia tới cảng Cát Lái và Hiệp Phước...

Về giao thông đường thủy, sẽ tiến hành nạo vét để đảm bảo lưu thông cho 2 luồng sông Lòng Tàu và Soài Rạp ra biển. Bên cạnh đó, cần di dời các cảng biển Tân Cảng, Ba Son, Nhà Rồng và Khánh Hội. Thay vào đó là phát triển khu cảng Cát Lái, Hiệp Phước.

Về đường không, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ trở thành điểm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới. Cần phát triển thêm càng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) với công suất 100 triệu hành khách/năm phục vụ cho sự phát triển chung của Vùng.

Trong nội thị Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ cải tạo bến, bãi hiện có và xây thêm mới để hình thành mạng lưới giao thông tĩnh và khuyến khích xây các bãi đỗ xe cao tầng. Bên cạnh đó, tiến hành xây dựng mới 19 cầu đường bộ vượt qua các sông Đồng Nai, Sài Gòn, Nhà Bè, Lòng Tàu, Thị Vải. Thành phố cũng xây dựng 3 tuyến đường sắt đô thị như xe điện chạy trên mặt đất, đường sắt 1 ray tự động đi trên cao.

Phát triển hệ thống các nhà ga đường sắt đô thị, đặc biệt là các ga ngầm đáp ứng vận tải hàng hóa và hành khách. Giảm thiểu quá tải cho hệ thống giao thông hiện nay của thành phố.

Thành phố Hồ Chí Minh luôn luôn đối mặt với hiện tượng triều cường, gây khó khăn cho giao thông và đời sống của một số điểm dân cư.

Để khắc phục tình trạng này, trước mắt cần sử dụng hệ thống đê bao nhỏ và đê biển phòng chống ngập úng, hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa và tách nước thải ra khỏi hệ thống cống chung, nạo vét mở rộng kênh rạch để xóa các điểm ngập.


theo TTXVN

Cập nhật: 13/01/2010
Lượt truy cập: 100
Copyright @ 2009 by www.screc.vn. All Rights Reserved

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH NHÀ SÀI GÒN
Địa chỉ:78 Hai Bà Trưng - P. Bến Nghé  - Q1, Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại:(08)38290536    Fax:(08)38223048
Email: [email protected]        Website:
www.screc.vn